Monday, March 23, 2015

Tìm hiểu đặc tính và cách diệt ruồi

Chất  thải,  xác  súc  vật,  phân,  rác, máu,  mủ,  chất  nôn  ói…là  thức  ăn  ưa thích của ruồi. Nắm được đặc tính và môi trường sống của chúng có thể giúp con người có những biện pháp diệt ruồi hiệu quả hơn.

Ruồi có vòi cấu  tạo  theo kiểu  liếm hút, khi không ăn uống gì vòi được gập vào ổ miệng. Ngực  chúng  có  3  đôi  chân,  1  đôi  cánh mỏng  với  5  gân  dọc. Chân chúng bao gồm  nhiều đốt, có  lông, đốt cuối bàn chân có đệm móng và tuyến tiết dịch. Bụng ruồi  cái  có  ống  dẫn  trứng thường kéo dài ra khi đẻ và co lại sau đẻ. Trong  điều  kiện  ấm  áp,  một  tháng  có khoảng hai đến ba thế hệ ruồi được sinh ra. Vì vậy quần thể ruồi phát triển rất nhanh chỉ sau một thời gian ngắn.

 Ruồi  có  vòng đời  biến  thái  qua 4  giai  đoạn: trứng,  ấu  trùng  (giòi),  nhộng  và  ruồi  trưởng  thành.  Chỉ  vài giờ  sau nở  ruồi  nhanh chóng cứng cáp và có  thể giao phối, đẻ trứng sau vài ngày. Ruồi thường đẻ trứng vào hố rác, phân, xác súc vật…, mỗi lần đẻ  khoảng  100  -  150  trứng  và  có  khả năng đẻ được từ 4 - 8 lần trong đời.  Thời  gian  hoàn thành vòng đời của  ruồi phụ  thuộc vào nhiệt  độ,  thời  tiết  và  thức  ăn  của môi trường. 

đặc tính ruồi
 Ruồi mang nhiều mầm bệnh đến con người

Với 3 cặp chân đốt có nhiều lông ở đệm móng và miệng có vòi liếm hút, ruồi là tác nhân mang và  truyền hơn 100  loại mầm  bệnh  cho  người  và  vật  nuôi  như dịch  tả, lao,  thương  hàn, kiết lỵ, dấu  son, nhiệt  thán,  liên  cầu  khuẩn, tụ  cầu  khuẩn,  đậu  mùa,  mắt  hột, viêm gan, bại liệt,…

Sau khi bám đậu  lên  phân,  chất  thải,  vết thương hở,  xác chết  chứa mầm  bệnh,  chân  ruồi  có  thể mang tới hàng triệu vi khuẩn. Do đặc  tính sinh  lý, sinh  thái, khả năng vận chuyển mầm bệnh của ruồi, nó đã trở thành một  trong  các  nguyên  nhân  quan trọng gây bùng phát bệnh, đặc biệt là các bệnh đường tiêu hóa như dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm. Ngoài truyền nhiều dịch bệnh nguy hiểm ruồi còn  làm vấy bẩn và ô nhiễm nguồi  thức  ăn,  nước  uống,  quấy nhiễu cuộc sống của con người.

Chúng ta cần tìm hiểu và nắm được những đặc tính cũng như các tác hại mà loài côn trùng này có thể mang đến cho con người để từ đó có những biện pháp diệt trừ phù hợp và hiệu quả.
Xem thêm

Diệt ruồi trong chăn nuôi



Sản xuất "thịt sạch" và tạo vùng chăn nuôi an toàn không chỉ có ý nghĩa tăng tính cạnh tranh, hội nhập mà còn có ý nghĩa thiết thực đảm bảo hiệu quả chăn nuôi, bảo vệ môi trường và sức khỏe người dân nông thôn.
Một trong những biện pháp ban đầu để sản xuất "thịt sạch" là vệ sinh chuồng nuôi, phòng ngừa các côn trùng có thể gây bệnh hoặc khó chịu cho vật nuôi. Không những thế, các côn trùng như ruồi, muỗi, bọ, mọt, gián,… và cả chuột nữa lại thường là những vật trung gian truyền bệnh nguy hiểm.
Hiện có nhiều phương pháp diệt ruồi cho gia súc như dùng các chất sát trùng, tẩy uế đơn giản như nước vôi 1%, ozon… đến các hóa chất chuyên dụng đắt tiền. Song trong bài viết này, xin được chia sẻ những kinh nghiệm dân gian, nguyên liệu dễ kiếm, dễ làm và khá hiệu quả, nông dân trên mọi vùng, miền đều có thể tự vệ sinh cho nông trại và đàn gia súc của mình. Chống mọt chuồng trại: Dùng 100 g Lưu hoàng nấu sôi với 1 lít nước. Nước dịch còn đang nóng, dùng chổi sơn quét đều lên mặt tre, gỗ trong chuồng. Phương pháp này ngừa mọt rất hiệu quả, kéo dài tuổi thọ của chuồng trại, đỡ tổn hao đầu tư và vệ sinh chuồng sạch sẽ cho vật nuôi. 

diệt ruồi bảo vệ vật nuôi
 Diệt ruồi bảo vệ các loại vật nuôi
Diệt và xua đuổi mối, gián: Chuẩn bị 50g Thạch xương, 20g cây thuốc cá. Sắc kỹ (60 phút) trong 1 lít nước, thêm 10g bột băng phiến (long não) rồi khuấy tan. Phun dẫm lên ổ mối, vách tường chuồng trại sẽ diệt mối, gián tại chỗ, xua mối gián tránh xa.
Diệt ruồi:
- Xua ruồi, nhặng trong chuồng, bò, heo: + Đốt 50g lá bầu khô lấy khói xông vào chuồng. + Sắc 200 g lá bầu tươi, lấy nước tắm cho 1 bò trưởng thành. + Sắc lấy dung dịch sau để phun thẳng vào những nơi nhiều ruồi, muỗi: Bách bộ 50g, nghể 20g, vỏ cổ giải 16g, rễ cây thuốc cá 16g, rễ cóc kèm 16g, dành dành bóng 20g, 2 lít nước.
Diệt muỗi: Có thể dùng1 trong các phương pháp sau:
- Đốt xông khói các nguyên liệu sau bèo cái khô + lá sả khô + lá ráng hoa trắng khô + vỏ bưởi khô.
 - Quả giả điều (cuống quả phình to) chín, ép lấy nước. Phun nước dịch trái giả điều vừa ép được lên các vũng nước tù, đọng quanh chuồng, lên các bụi cây trong trang trại, Nước dịch ép này làm bọ gậy không phát triển được nên đàn gia súc trong gia trại được yên ổn, không bị lũ muỗi quấy rầy trong thời gian khoảng 1 - 3 tháng.
Việc diệt trừ ruồi cũng các loại côn trùng khác trong chăn nuôi có ảnh hưởng rất quan trọng đến năng suất và hiệu quả giống vật nuôi, đồng thời tránh gây thiệt hại kinh tế, sức khỏe cho con người. Do đó, người nông dân có thể áp dụng những biện pháp cơ bản và đơn giản như trên để đạt được hiệu quả xử lý côn trùng tối ưu.
Xem thêm

Các cách diệt ruồi hàng ngày

Chúng ta có thể áp dụng những biện pháp diệt ruồi hiệu quả với những cách học hỏi từ dân gian, hoặc những tìm hiểu, nghiên cứu về vật lý, hóa học.

Phương pháp vật lý
Với phương pháp này, chúng ta có thể sử dụng những lọai bẫy như: bẫy ruồi, bẫy dính, bẫy điện…Ta có thể sử dụng các chất hấp dẫn ruồi đến ăn, dẫn dụ chúng và khiến chúng bị nhốt trong bẫy ruồi, bị dính vào các chất dính hoặc bị điện giật chết.

Phương pháp hóa học
Một số biện pháp hóa học có thể được áp dụng như sử dụng hộp Dichlorvos bốc hơi, bả diệt ruồi, phun tồn lưu trên tường, phun không gian, phun hóa chất diệt dòi vào các ổ đẻ của ruồi …Những biện pháp này diệt ruồi rất nhanh và đem lại hiệu quả cao, có thể  áp dụng khi có dịch tả, kiết lỵ , nhưng cũng cần hạn chế sử dụng bởi vì ở loài ruồi có đặc tính phát triển tính kháng hóa chất rất nhanh.
Một số hóa chất sử dụng làm bả diệt ruồi phổ biến như các hợp chất phospho hữu cơ (dichlovos, malathion …); hợp chất carbamat (propoxur, formaldehyd ..).

 Phương pháp dân gian

diệt ruồi phương pháp dân gian
Diệt ruồi bằng phương pháp dân gian

Ruồi có đặc tính thích ánh sáng thường ban ngày, vì ruồi có mắt kép phản xạ nhanh với ánh sáng phản chiếu bởi loại gương cầu. Vì vậy người ta cho nước sạch vào túi nylon, treo trong nhà, ruồi khi bay đậu qua lại gặp phải ánh sáng phản quang từ các túi nylon đựng nước, sẽ sợ và bay xa. Những túi nilon với chứa nước trong veo là biện pháp các quán hàng ăn uống thường sử dụng và rất có hiệu quả.

Các biện pháp vật lý, hóa học hay dân gian được áp dụng cho việc diệt trừruồi là những biện pháp được đúc kết từ những kinh nghiệm trong đời sống thường ngày của người dân, hoặc được nghiên cứu từ những phòng thí nghiệm. Bạn có thể áp dụng để bảo vệ cuộc sống sinh hoạt thường ngày của mình để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Xem thêm

Sunday, March 22, 2015

Biện pháp phòng chống ruồi


Có thể tiêu diệt ruồi trực tiếp bằng hóa chất diệt côn trùng hoặc bằng các biện pháp vật lý như bẫy tấm dính, vỉ đập, vỉ điện. Dù bằng cách nào cũng cần chú ý đến sự phù hợp với điều kiện vệ sinh môi trường và an toàn sức khỏe con người.

Các biện pháp vệ sinh môi trường để hạn chế sự sinh sôi, phát triển của ruồi:

        - Làm mất hoặc làm giảm nơi đẻ trứng của ruồi: Cần có rãnh thoát nước, phân, nền sàn nên làm bê tông và xối sạch hàng ngày ở chuồng trại súc vật, gia cầm. Thu dọn phân thành đống và đậy lại bằng tấm nhựa. Nếu có điều kiện nên làm khô phân trước khi ruồi có thời gian đẻ trứng và phát triển. Làm tấm đậy các hố xí hở, và nên xây dựng những hố xí kín ở những khu dân cư. Cần làm sạch triệt để rác rưởi và các chất thải hữu cơ bằng cách thu dọn vào vật chứa, chuyên chở và xử lý đúng cách.

biện pháp phòng chống ruồi
 Phòng chống ruồi bằng nhiều biện pháp

        - Làm giảm những nguồn khiến hấp dẫn và thu hút ruồi từ nơi khác đến: Ruồi thường bị thu hút bởi những mùi phát ra từ các ổ đẻ của chúng, mùi sinh ra từ thức ăn xương, thịt cá, đường, sữa, các chất ngọt…Cần hạn chế để hở những chất này cũng như che đậy cẩn thận. Nếu có những chất này dây bẩn ra cần lau sạch, dọn dẹp sạch để ngăn ngừa ruồi bay đến đậu.

       - Ngăn ngừa sự tiếp xúc giữa ruồi và mầm bệnh: Mầm bệnh của người và động vật mà ruồi ưa thích đến bay đậu bao gồm phân của người và động vật, rác thải, cống rãnh, các vết thương hở, lở loét…Có thể ngăn ngừa bằng cách làm sạch và giữ vệ sinh các khu vực này, nếu có vết thương cần che đậy kín, không để ruồi đến đậu.
 
       - Bảo vệ thức ăn, đồ dùng nhà ăn và với người không cho ruồi tiếp xúc: Đậy kín thực phẩm, các dụng cụ đựng đồ ăn, thức uống. Làm lưới cửa ra vào và cửa sổ cũng như chụp màn để bảo vệ trẻ con khi ngủ để không cho ruồi và các côn trùng khác vào.

Việc giữ gìn vệ sinh môi trường cũng như chủ động che đậy, hạn chế nguồn thu hút và triệt tiêu những nơi sinh sống, phát triển của loài côn trùng này là một trong những cách hiệu quả để diệt trừ ruồi. Bạn có thể chủ động hơn trong việc phòng chống loài côn trùng này mà đôi khi không cần đợi đến khi chúng xuất hiện, sinh sản và gây ảnh hưởng cho cuộc sống mới tìm cách diệt chúng.


Xem thêm

Ảnh hưởng của ruồi đối với sức khỏe

Ruồi là loài côn trùng sinh sống và hoạt động xung quanh khu nơi ở và làm việc của con người. Sự hiện diện của chúng không chỉ gây khó chịu cho những sinh hoạt thường ngày của chúng ta như ăn uống, ngủ nghỉ, làm việc mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe con người thông qua những mầm mống bệnh mà chúng mang trên người. Diệt trừ ruồi là việc làm cần thiết và đáng quan tâm hiện nay.

Khi ruồi nhiều quá nó sẽ gây rất khó chịu cho con người làm việc và nghỉ ngơi. Ruồi với chất bẩn mang trên thân, chân, vòi … làm bẩn nhà cửa, đồ đạc. Sự có mặt của chúng là dấu hiệu của điều kiện mất vệ sinh.

Ruồi hay neo đậu và ăn thức ăn của con người, ăn phân hay chất thải bẩn. Bởi vậy, khi đậu và di chuyển từ chỗ này sang chỗ kia, chúng sẽ mang theo cả những chất bẩn đến lây nhiễm lên thực phẩm con người. 

ảnh hưởng của ruồi đến con người
 Ruồi gây nhiều tác hại đến sức khỏe con người

Ruồi mang mầm bệnh khi chúng kiếm ăn. Mầm bệnh có thể dính bề mặt ngòai cơ thể như chân, cánh, thân và cũng có thể được nuốt vào trong dạ dày cùng với thức ăn. Mầm bệnh được truyền đến người khi ruồi tiếp xúc với người và thức ăn. Đa số mầm bệnh trước giờ do chúng lây nhiễm sang người đều thông qua các đường thức ăn, nước uống.

Những bệnh lây nhiễm do tác nhân mang lại là ruồi thường thấy như kiết lỵ, ỉa chảy, thương hàn, dịch tả và một số bệnh về giun sán, nhiễm trùng mắt hoặc các bệnh ngoài da như mụn cóc, nấm, phong.

Các loại bệnh này tưởng chừng đơn giản nhưng khi mắc phải nó gây ra không ít khó chịu cho con người và nếu không điều trị sẽ có thể mang lại những hậu quả xấu. Biện pháp phòng ngừa bệnh tối ưu là quan sát, tìm hiểu và sử dụng những cách diệt ruồi để tránh những tác hại chúng gây ra cho sức khỏe và đời sống con người.
Xem thêm

Giới thiệu

Designed By Diệt ruồi