Monday, March 9, 2015

Đặc điểm hình thái của loài ruồi đục lá


Vòng đời ruồi đục lá trải qua 4 giai đoạn là Trứng, sâu non, nhộng và giai đoạn ruồi trưởng thành.  Nếu muốn tiêu diệt được ruồi, cần phải nắm rõ quy trình sinh sôi phát triển của chúng.
Hình thái ruồi đục lá
 Ruồi đục lá
  • Trứng: Hình bầu dục, khi mới đẻ có mầu trắng sữa, sau đó chuyển thành mầu trắng đục. Trứng được nằm gọn trong vết châm của ruồi trên lá.Những vết châm không có trứng thì mép không gọn và hình dạng có thể tròn, hoặc có góc cạnh.Những vết châm có trứng thì luôn có hình bầu dục và mép gọn. Kích thước trung bình của trứng khoảng từ 0,02 đến 0,13mm.
  • Ấu trùng: Có ba độ tuổi.Móc miệng hình chữ Y rất linh hoạt. Tuổi 1 màu trắng trong, tuổi 2 mầu vàng nhạt, tuổi 3 màu vàng rơm.Kích thước trung bình các độ tuổi lần lượt là: 0,7;1,3 và 2,3mm.
  • Nhộng: Nhộng bọc hình bầu dục, có 10 đốt. Kích thước trung bình khoảng 2,8 đến 3,8mm.
  • Ruồi trưởng thành: Kích thước nhỏ, ruồi cái thường có thân hình và cánh dài hơn ruồi đực. Đầu được bao phủ bởi một lớp lông màu đen bóng, có râu đầu.Mắt kép to màu nâu đỏ, ba mắt đơn nằm ở các khu trán-chân-môi. Miệng kiểu liếm hút có hàm dưới to, bàn chân có 5 đốt, bụng 6 đốt giữa các đốt có màu vàng. Bụng con đực thường nhỏ hơn con cái  Con cái có máng đẻ trứng dài và nhọn; bộ phận sinh dục của con đực tù, ngắn và nhỏ.
Khi sinh sôi và phát triển, chúng có thể gây hại cho cây trồng, khiến cây trồng không phát triển được và năng suất thu hoạch kém. Với các giai đoạn hình thành và sinh sôi của loài côn trùng này, con người có thể sớm phát hiện được sự tồn tại của chúng trên mảnh đất canh tác từ đó có những biện pháp diệt trừ ruồi một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.
 


Giới thiệu

Designed By Diệt ruồi