Ruồi
mang rất nhiều chất bẩn trên chân, cánh và vì vậy khi đậu trên thực phấm, thức
ăn và đồ dùng của con người sẽ mang theo cả mầm bệnh đến. Việc tiêu diệt ruồi cũng không phải là
đơn giản nếu không biết cách và không đủ hiểu biết về tập tính sinh sống, tác
hại mang lại của chúng cũng như những đặc điểm của chúng.
Các bệnh mà
ruồi đóng vai trò lây nhiễm bao gồm bệnh qua đường tiêu hóa như lỵ trực trùng,
lỵ amíp , tả, thương hàn, giun đũa, giun tóc, ấu trùng sán lợn; bệnh về mắt như
mắt hột, nhiễm khuẩn mắt, bệnh giun mắt Thelazia; bệnh ngoài da như viêm da cấp
tính, nấm da, bệnh phong (hủi).
Tác hại của ruồi
Quả thực,
những vị khách bất đắc dĩ này sẽ gây quá nhiều phiền toái cho chúng ta và chính
chúng làm cho bữa tiệc kém hấp dẫn và còn gây hậu quả nghiêm trọng thậm chí
truyền dịch bệnh nguy hiểm như dịch tả.
Ruồi kiếm thức
ăn ban ngày, đôi khi ruồi đói có thể kiếm ăn cả ban đêm khi có đèn. Như vậy, do
tập tính của ruồi là liếm hút thức ăn bao gồm thực phẩm và các chất thải mang
mầm bệnh nên chúng sẽ vận chuyển mầm bệnh từ người bệnh sang người lành và mang
mầm bệnh từ môi trường vào cơ thể con người thông qua thức ăn, nước uống. Do cơ
thể ruồi có rất nhiều lông nhỏ có khả năng kết dính các mầm bệnh như virut, vi
khuẩn, bào nang đơn bào, các tế bào nấm, trứng giun sán. Đặc biệt các mầm bệnh
này bị ruồi nuốt vào bụng vẫn còn nguyên khả năng gây bệnh và thời gian tồn tại
còn được kéo dài hơn khi ở môi trường. Khi ruồi đậu vào thức ăn, chất thải của
chúng bao gồm phân và chất nôn sẽ làm ô nhiễm thức ăn của người cộng với những
mầm bệnh mang theo trên chân, cánh, mồm cũng được bôi bẩn vào thức ăn.
Bởi vậy, trước khi ăn bạn nên che đậy
kĩ thức ăn, đập ruồi, bẫy ruồi mỗi khi phát hiện sự tồn tại của chúng xung
quanh con người để hạn chế sự lấy bệnh từ chúng.