Để
diệt ruồi hiệu quả, cần tìm hiểu về những tập tính của chúng. Ruồi có 2 nhóm
chính là ruồi hút máu và ruồi liếm thức ăn, trong đó ruồi nhà thuộc nhóm liếm
hút thức ăn.
Chu
kỳ phát triển của ruồi gồm 4 giai đoạn: trứng, dòi, nhộng và ruồi trưởng thành.
Ruồi thuộc nhóm biến thái hoàn toàn, giống như loài muỗi. Thời gian hoàn thành
một chu kỳ phát triển tùy thuộc nhiệt độ môi trường, có thể kéo dài từ 6-42
ngày. Tuổi thọ của ruồi nhà 2-3 tuần, đôi khi, ruồi nhà có thể sống tới 3
tháng. Ruồi đẻ ở nơi chất hữu cơ phân hủy như rác rưởi, phân bón. Trứng nở
thành dòi trong vòng vài giờ. Dòi ở trong phân/rác và chúng cần ôxy để sống,
chúng lột xác 3 lần rồi tìm chỗ như đất mùn để chui xuống đó và dần hình thành
nhộng. Giai đoạn nhộng từ 2-10 ngày, phát triển thành ruồi non trong vỏ nhộng, rồi
chui ra ngoài thành ruồi trưởng thành. Ruồi trưởng thành màu xám, dài 6-9mm, có
4 sọc đen kéo dài trên lưng của các đốt ngực. Chỉ sau vài ngày ruồi có thể đẻ
trứng, mỗi ruồi cái có thể đẻ 5 lần và mỗi lần có thể đẻ tới 120-130 trứng.
Tập tính của ruồi
Ruồi
đực và ruồi cái ăn tất cả các loại thức ăn thông thường như thực phẩm và chất
thải của người, động vật, đặc biệt là các chất thải có mang mầm bệnh truyền
nhiễm như đờm, chất nôn, dãi , phân, máu, tổ chức hoại tử... Ruồi nếu không
uống nước chỉ sống được 48 giờ. Cấu tạo mồm ruồi phù hợp với liếm hút thức ăn,
mồm ruồi có cấu tạo như đế giày, chúng vừa liếm, vừa hút thức ăn dạng lỏng. Mỗi
ngày ruồi ăn ít nhất 2-3 lần nhưng có thể nhiều hơn nếu chúng chưa no. Điều cần
lưu ý là ruồi vừa ăn, vừa nôn, vừa có thể thải ra thức ăn và trong chất nôn hay
phân có thể chứa nhiều mầm bệnh, đó là chưa kể những mầm bệnh bám trên cơ thể
ruồi mà chúng vận chuyển từ chỗ này sang chỗ khác, chúng được gọi là môi giới
truyền bệnh.
Chúng
có thể truyền bệnh cho con người qua rất nhiều những con đường khác nhau, bởi
vậy, nếu muốn diệt ruồi hiệu quả, cần lưu ý đến sự phát triển, sinh sôi của
chúng.