Monday, March 9, 2015

Vòng đời của ruồi nhà

Loài ruồi nhà có tên khoa học là Musca domestica, sống rất gần với cuộc sống hàng ngày của loài người trên toàn thế giới. Với đặc tính sinh sống của mình, chúng thường đem lại nguy cơ lây nhiễm bệnh cho con người. Vì vậy con người vẫn đang áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để tiêu diệt ruồi hiệu quả, tránh những tác động tiêu cực từ chúng.

Chúng thường được tìm thấy ở khu sinh sống của dân cư hoặc súc vật, nơi có nhiều thực phẩm và chất thải. Ruồi nhà ăn thực phẩm của người và chất thải, sinh sống trong môi trường bẩn,  vì thế chúng có thể mang và phát tán nhiều loại mầm bệnh khác nhau như bệnh nhiễm trùng da và mắt, tiêu chảy…
Ruồi đem vi khuẩn lên thức ăn
 Ruồi đậu lên thức ăn và lây nhiễm vi khuẩn

Ruồi nhà có sức sinh sản khá nhanh và mạnh, ruồi cái có thể đẻ đến 150 trứng trong vòng 5-6 ngày. Do vậy mà số lượng ruồi nhà có thể tăng lên nhanh chóng chỉ trong một tuần.

Trứng ruồi thường được đẻ thành khối trên các chất hữu cơ như phân bón, rác rưởi. Trứng sau khi đẻ sẽ nở trong vòng vài giờ. Dòi non chui lúc nhúc trong phân và rác rưởi. Dòi ruồi dài và mảnh, màu trắng, không có chân, phát triển rất nhanh, lột xác 3 lần rồi thành nhộng. Giai đọan nhộng thường kéo dài từ 2-10 ngày, đến ngày cuối, ruồi con đẩy mở đỉnh của bao nang nhộng, xé bao nang và chui ra ngòai. Ngay sau khi nở, ruồi sẽ giang cánh để khô và cứng cơ thể. Chỉ vài ngày sau khi nở, ruồi có thể sinh sản.

Khả năng sinh sản nhanh chóng khiến chúng gây nguy hại nhiều hơn và tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh đối với cuộc sống của mỗi chúng ta. Cùng với việc che đậy thực phẩm và các vật dụng đựng đồ ăn hằng ngày, con người còn cần phải sử dụng những biện pháp hay dịch vụ diệt ruồi để đảm bảo an toàn cuộc sống.


Giới thiệu

Designed By Diệt ruồi